Xu hướng viết resume năm 2021 (Phần 2)

Trình bày hồ sơ năng lực và đơn ứng tuyển chuyên nghiệp

| 15 tháng 10 2021

| bởi CTW.vn

image
6. Cách làm nổi bật các kỹ năng nghề nghiệp liên quan

Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm đến những ứng viên sở hữu các kỹ năng phù hợp với công việc. Việc liệt kê hàng tá các kỹ năng vào resume không thực sự giúp ích, nhưng nếu biết kết hợp chúng vào những phần khác nhau sẽ giúp resume của bạn trở nên thu hút trong mắt nhà tuyển dụng.

Ví dụ, bạn có thể trình bày các kỹ năng cứng và mềm của mình trong cả phần giới thiệu và mục kinh nghiệm làm việc. Và dĩ nhiên, những năng lực có giá trị nhất nên được liệt kê ở phần kỹ năng.

6.1. Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng với kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng cứng

Là khả năng có thể định lượng, làm việc theo từng công việc cụ thể được học hỏi qua quá trình giáo dục, đào tạo hoặc kinh nghiệm trong công việc. Kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng máy tính và khả năng vận hành máy hạng nặng đều là những kỹ năng cứng.

24 kỹ năng cứng phổ biến:

Kỹ năng mềm

Mặt khác, kỹ năng mềm là những đặc điểm tính cách tác động tích cực đến cách bạn làm việc và tương tác với mọi người, thường là những năng lực tự nhiên, không dễ học được nơi trường, lớp.

Các kỹ năng như làm việc nhóm, có động lực để thành công, hoặc có một thái độ tuyệt vời đều thuộc về kỹ năng mềm.

24 kỹ năng mềm đang được tìm kiếm:

6.2. Kỹ năng kỹ thuật

Nhiều ngành, nghề trong lĩnh vực CNTT hoặc kỹ thuật sẽ yêu cầu các kỹ năng kỹ thuật chuyên môn.

Trong giới công nghệ, mỗi công ty sẽ có những yêu cầu về kỹ năng khác nhau. Kỹ năng kỹ thuật sẽ giúp bạn thể hiện vốn kiến ​​thức về một số hệ thống, từ đó nhà tuyển dụng có thể xác định xem bạn có đủ điều kiện cho công việc hay không.

Không nên viết quá dông dài ở phần này, hãy thử chia nhỏ thành các trường. Ví dụ:

  • Phần mềm: Thành thạo Microsoft Office Suite, Visio và Oracle
  • Ngôn ngữ lập trình: Excel ở HTML, C ++ và Python

Ví dụ về cách một ứng viên phát triển Java sắp xếp bộ kỹ năng siêu dài của anh ấy:

An example of technical skills listed on a resume
6.3. Tạo mục kỹ năng 

Kỹ năng là một trong những phần quan trọng nhất trong resume của bạn. Tuy nhiên, có rất nhiều cách khác nhau để sáng tạo cho phần này.

Dưới đây là một số ví dụ minh họa:

Ví dụ 1 (mẫu chuẩn)

Nếu bạn có nhiều kỹ năng cứng và mềm liên quan, hãy sử dụng các gạch đầu dòng riêng biệt như sau:

An example demonstrating how to list skills your resume

Nếu bạn còn là sinh viên hoặc mới ra trường và chưa có kỹ năng nghề nghiệp nào đáng kể, vẫn còn rất nhiều điều khác bạn có thể liệt kê trong mục kỹ năng của mình. Dưới đây là ví dụ về phần kỹ năng được viết bởi một ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm:

An example of how an entry-level candidate listed skills on their resume

Ví dụ 2 (các thanh kỹ năng)

Một cách khác để sắp xếp phần kỹ năng là sử dụng các thanh ngang để nhà tuyển dụng có một cái nhìn tổng quan về trình độ của bạn.

Kiểu trình bày này đặc biệt phổ biến với các ngành nghề sáng tạo như thiết kế đồ họa hay quản lý mạng xã hội:

An example of how to creatively list skills on your resume

7. Trích các chứng nhận, giải thưởng và danh hiệu quan trọng

Như vậy là bạn đã hoàn tất các yếu tố cơ bản cần thiết vào resume của mình. Dưới đây là một số nội dung khác bạn có thể thêm (nếu có thể).

7.1. Chứng chỉ/ giấy phép

Chứng chỉ và giấy phép đóng vai trò rất quan trọng đối với một số ngành, nghề đặc thù trong khi với nhiều ngành khác thì không. Ví dụ, vị trí y tá sẽ có yêu cầu nghiêm ngặt về giấy phép trong khi dịch vụ khách hàng thì không.

Bạn chỉ cần nắm được những giấy phép và chứng chỉ nào cần đưa vào resume của mình. Bởi vì nếu không tận dụng chúng, bạn sẽ có thể mất điểm vì không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Hãy thêm mục “Các chứng chỉ” riêng biệt vào resume nếu chúng thực sự quan trọng với công việc bạn đang ứng tuyển, ví dụ:

An example of certifications listed on a resume

7.2. Xuất bản

Mục xuất bản là quan trọng đối với sinh viên sau đại học, giáo sư tại trường đại học và tác giả vì đó là những minh chứng nổi bật cho công việc của họ.

Nếu bạn đã có tác phẩm xuất bản, hãy liệt kê các bài báo của bạn theo thứ tự thời gian ngược của ngày xuất bản. Và hãy chắc chắn rằng bạn chọn phong cách trích dẫn nguồn phù hợp với ngành học của bạn.

Bạn hoàn toàn có thể thêm các tác phẩm chưa xuất bản. Bạn có thể ghi chú là "Đang thực hiện" hoặc "Đã nộp để xuất bản."

Dưới đây là một ví dụ minh họa:

An example of publications listed on a resume

7.3. Giải thưởng/ danh hiệu/ hoạt động

Nếu bạn sở hữu nhiều giải thưởng hoặc danh hiệu trong quá trình làm việc hay thời gian học đại học, resume là một nơi tuyệt vời để nói về chúng. Thêm thành tích và giải thưởng liên quan vào resume sẽ giúp bạn nổi bật giữa rất nhiều ứng viên cạnh tranh vì chúng chứng minh bạn là một người tận tâm và đáng tin cậy.

Dưới đây là một số giải thưởng mà bạn nên cân nhắc:

  • Được cấp bằng khen
  • Giải thưởng danh dự
  • Học bổng
  • Các vị trí tình nguyện 
  • Liên kết nghề nghiệp

Nếu bạn bạn còn không gian trống trên resume, hãy cân nhắc một mục giải thưởng riêng biệt như sau:

An example of an awards section on a resume

8. Chọn layout lý tưởng

Vậy là bạn đã đi qua các mục khó nhằn. Bạn đã viết xong resume và cảm thấy tự tin sẽ được mời phỏng vấn. Giờ là lúc dành một chút thời gian để thiết kế hình thức resume của bạn.

Tùy vào chuyên ngành và công việc bạn muốn làm, bạn có thể sẽ cần điều chỉnh bố cục resume cho phù hợp với mong đợi của nhà tuyển dụng.

8.1. Layout trang trọng

Khi nói đến hồ sơ ứng tuyển, không phải lúc nào mới hơn cũng tốt hơn. Nếu bạn làm việc trong một lĩnh vực mang tính trang trọng, nghiêm ngặt như luật, tài chính, kế toán hoặc chính trị, resume của bạn cần có thiết kế truyền thống, nghiêm túc và dứt khoát.

Sử dụng font chữ serif truyền thống như Times New Roman hoặc Georgia, kết hợp với các đường kẻ đơn giản và tối màu, thích hợp với máy in như màu xanh navy sẽ giúp bố cục resume của bạn trở nên gọn gàng và chuyên nghiệp.

Dưới đây là một ví dụ minh họa của một chuyên viên account:

An example of a formal resume layoutMẫu resume cơ bản thích hợp cho các công việc account hoặc luật.

8.2. Layout sáng tạo

Nếu bạn làm việc trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh hoặc quản lý mạng xã hội, resume của bạn phải thể hiện được những khả năng sáng tạo. Đó là lúc bạn cần chọn mẫu layout sáng tạo.

Thêm màu, ảnh nền, thanh kỹ năng hoặc icon sẽ làm resume của bạn trở nên sáng tạo và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn.

Tuy nhiên, cái gì quá nhiều cũng sẽ không tốt. Resume của bạn chủ yếu vẫn nên tập trung vào nội dung và làm nổi bật bằng cấp, trình độ chuyên môn của bạn một cách rõ ràng, dễ đọc.

Dưới đây là ví dụ minh họa của một chuyên viên thiết kế đồ họa đã cân bằng nội dung và hình thức bằng một layout sáng tạo hoàn hảo:

An example of a creative resume layout

Resume của chuyên viên này đã làm nổi bật thiên hướng nghệ thuật của cô ấy.

8.3. Các nguyên tắc định dạng resume

Có một số quy tắc cần thiết để đảm bảo resume của bạn dễ đọc, dễ in và có hình thức chuyên nghiệp:

Một resume nên dài bao nhiêu trang?

1 trang là độ dài lý tưởng cho hầu hết các ứng viên. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vị trí đang ứng tuyển, độ dài có thể lên 2-3 trang.

Chỉ cần lưu ý rằng trừ khi bạn đang ứng tuyển cho một vị trí quản lý cấp cao hay học thuật, 1 trang là đủ với các nhà tuyển dụng. Ngay cả Elon Musk cũng phải thu gọn resume về còn 1 trang.

Tip: Nếu bạn đang ứng tuyển cho một vị trí học thuật, bạn sẽ cần một bản CV thay vì chỉ resume. Hãy nhớ rằng các mẫu CV thường dài vài trang và chứa nhiều thông tin hơn để thể hiện sự tiến triển trong học tập và sự nghiệp của bạn.

Font chữ và cỡ chữ chuẩn nhất cho resume là gì?

Một số font sẽ phù hợp với nhiều ngành, nghề cụ thể. Sau đây là những lưu ý:

Bạn nên:

  • Chọn font dễ đọc.
  • Thống nhất dùng cùng một font.
  • Thay đổi kích thước theo thứ tự giảm dần cho tên, tiêu đề và những nội dung được gạch đầu dòng của bạn.
  • Chọn font phù hợp với kích thước văn bản đã chọn.

Bạn không nên:

  • Chọn kích thước nhỏ để có thể ôm đồm mọi thứ lên cùng một trang.
  • Chọn những font lạ ví dụ như font thư pháp.
  • Dùng cùng một kích thước cho toàn văn bản.
  • Dùng cỡ chữ dưới 9 pt.

Về cỡ chữ, nhiều resume tuân thủ định dạng 24-12-10. Với 24 pt cho tên, tiêu đề là 12 pt và các ý gạch đầu dòng là 10 pt. Nếu bạn vẫn chưa biết chọn font nào, dưới đây là một số lựa chọn phổ biến ở cả kiểu serif và sans serif:

Canh lề như thế nào là phù hợp?

1 inch là lề tiêu chuẩn cho hầu hết mọi người.

Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và bị giới hạn trong một trang, bạn có thể giảm tỉ lệ lề xuống miễn là không dưới 0,5”, nếu không hồ sơ của bạn sẽ chi chít, dày đặc chữ.

9. Viết một lá thư ứng tuyển phù hợp

Như vậy là bạn đã hoàn thành một bản resume trong mơ của mình. Bạn sẽ tự hỏi: Liệu mình có cần một lá thư ứng tuyển không? Câu trả lời là có, hãy luôn kèm theo nó nếu bạn được lựa chọn.

Một thư ứng tuyển tốt sẽ giúp bạn hoàn thiện từng hồ sơ bạn từng gửi đi và tăng cơ hội được mời phỏng vấn.

Đây là một công cụ hữu hiệu vì chúng mang lại cơ hội giãi bày hoàn cảnh viết resume, thể hiện cá tính của bạn cũng như sự nhiệt tình đối với công việc bạn đang ứng tuyển.

Dưới đây là ví dụ minh họa về một resume được kết hợp một cách hiệu quả với thư ứng tuyển:

grocery store cover letter resume sample side by side screenshot

10. Đọc rà soát lại và hoàn thiện resume của bạn

Sau khi đã viết xong resume và thư ứng tuyển, dường như bạn đã có thể sẵn sàng gửi đi hồ sơ của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một bước cực kỳ quan trong bạn chưa hoàn thành.

Đó chính là bước đọc rà soát lại và đảm bảo rằng không còn sai sót nào (như lỗi chính tả hay format) có thể khiến hồ sơ của bạn bị loại.

Dưới đây là checklist của Genius bạn có thể tham khảo để đảm bảo resume của mình được hoàn thành thật chỉn chu:

  • Thông tin liên hệ của bạn có chính xác không?
  • Resume của bạn đã TRÁNH các chi tiết như ảnh chụp quá cận mặt hay thông tin cá nhân nhạy cảm chưa?
  • Resume có vừa độ dài một trang (hoặc 2 trang nếu bạn có nhiều kinh nghiệm) không?
  • Thông tin có dễ đọc không (size chữ trên 10pt, các phần không quá khít với)?
  • Thiết kế có phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển không?
  • Bạn đã đưa tất cả các phần có liên quan vào resume chưa?
  • Bạn có đưa những thành tựu có minh họa bằng số liệu thực tế vào mục kinh nghiệm không?
  • Resume của bạn có đáp ứng các yêu cầu nêu trong tin tuyển dụng không?
  • Có lỗi chính tả và ngữ pháp nào không?
  • Mọi thông tin của bạn có được định dạng rõ ràng và chuyên nghiệp chưa?

Hãy sử dụng checklist bên trên hoặc tạo một bản sao trong Google Tài liệu và bắt đầu rà soát lại resume của bạn.

10.1. Chỉnh sửa và hiệu đính (nhiều hơn một lần)

Ngay cả khi bạn là ứng viên tiến sĩ được đào tạo tại Đại học Harvard hay bậc thầy về chính tả, việc đọc rà soát và chỉnh sửa hồ sơ ứng tuyển của bạn vẫn sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lầm khó đỡ.

Hãy tự mình đọc lại resume và thư ứng tuyển thật nhiều lần vào những thời điểm khác nhau trong ngày để đảm bảo mọi thứ đều ổn. Hồ sơ của bạn vào đêm hôm trước trông có vẻ đã hoàn hảo, nhưng lại trở nên thiếu chuyên nghiệp vào sáng hôm sau khi mặt trời ló dạng và cơ thể bạn đã được sạc đầy pin.

Ngoài ra, hãy nhờ bạn bè hoặc người thân đọc qua hồ sơ ứng tuyển của bạn. Nếu họ thấy dài dòng, khó hiểu, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn có thể cần có những điều chỉnh trước khi gửi hồ sơ cho nhà tuyển dụng.

10.2. Lưu các file của bạn (ở nhiều format và nhiều nơi)

Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ khuyến khích bạn gửi resume dưới dạng PDF. Tuy nhiên, một số nơi có thể yêu cầu dạng .docx. Nếu bạn sắp có một chuyến hành trình dài tìm việc, hãy lưu hồ sơ của mình ở cả hai format để tiết kiệm thời gian.

Bạn cũng có thể lưu thành nhiều bản sao trên máy tính, in ra vài bản giấy để lưu trữ và tải lên Google Drive. Những phương án dự phòng này sẽ giúp bạn có ngay hồ sơ khi cần, dù máy tính của bạn bị hỏng đi chăng nữa.

10.3. Gửi hồ sơ ứng tuyển qua email

Thông thường, bạn sẽ cần gửi hồ sơ của mình qua email cho nhà tuyển dụng. Cùng với file hồ sơ, hãy đảm bảo bạn sẽ gửi một email lịch sự, chuyên nghiệp cho nhà tuyển dụng.

4 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn có một email thu hút các nhà tuyển dụng:

  1. Viết tên của nhà tuyển dụng. Tránh những câu chung chung như “To Whom It May Concern” hay “Dear Sir or Madam” bởi vì chúng nghe có vẻ không thu hút lắm.
  2. Đảm bảo rằng email của bạn mạch lạc và không có lỗi chính tả hay ngữ pháp. Hãy tự đọc rà soát và nhờ bạn bè hoặc người thân cùng xem qua.
  3. Đính kèm các tệp hồ sơ của bạn ở format PDF (.docx nếu được yêu cầu).
  4. Hãy cho họ biết phương thức liên lạc thuận tiện với bạn - qua email hoặc số điện thoại. Bên cạnh đó, hãy lịch sự cho nhà tuyển dụng biết bạn sẽ chủ động liên lạc sau một tuần nếu chưa nhận được phản hồi từ họ.

Đọc thêm: Xu hướng viết resume năm 2021 (Phần 1)

Lược dịch bởi CanThoWork

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan