Xu hướng và bí quyết giúp Gen Z định hướng nghề nghiệp

Tin tức

| 27 tháng 10 2021

| bởi CTW.vn

image
Những điểm đặc biệt của Thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z sinh ra trong thời đại của Internet, là thế hệ đầu tiên được sinh ra sau khi Internet trở nên phổ biến rộng rãi. Hầu hết các thành viên thuộc thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, nên họ cảm thấy rất thoải mái, rất dễ đón nhận công nghệ, di động, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram,…

Thế hệ Z đều có thể sử dụng các công cụ này và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao.

Gen Z là những người đầu tiên được tiếp cận với công nghệ từ khi còn bé và có tư duy về tiền tệ, kinh tế có thể thay đổi cả thế giới trong tương lai, bởi sự đa dạng, thông thạo công nghệ và thái độ bảo thủ của họ đối với tiền bạc, chi tiêu. Gen Z chính là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai, trong thời kỳ mới.

Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z

Mối quan tâm hàng đầu của gen Z là công việc phải giúp họ thỏa mãn đam mê, được học hỏi nhiều hơn và dung nạp trải nghiệm đặc sắc. Họ đề cao cá nhân và sự tự do, không bị áp đặt khuôn mẫu hay bị gò bó quá nhiều về thời gian, địa điểm. Đó là lý do ngày càng nhiều bạn trẻ mong muốn được thử sức với nghề freelancer hay digital nomad - để có thể làm việc mọi lúc mọi nơi, vừa làm việc vừa đi đó đây trải nghiệm cuộc sống.

Khảo sát của Anphabe còn chỉ ra rằng:

  • 34% bạn trẻ gen Z sẵn sàng đầu quân cho các startup hoặc tự kinh doanh riêng
  • 14% thích làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận
  • 8% đề cao freelance (công việc tự do)

Tư duy mở, hướng ngoại và có phần mạo hiểm, các bạn trẻ sinh sau năm 1996 yêu thích khởi nghiệp và tin tưởng vào khả năng tự lực kiếm tiền hơn là trông chờ sự hỗ của công ty.

Bởi vì sinh ra trong thời đại bùng nổ công nghệ, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của gen Z dần chuyển từ các ngành nghề truyền thống sang những ngành liên quan đến Internet, mạng xã hội và thiết bị công nghệ cao.

Khía cạnh tác động đến lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z

Khía cạnh tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z là mạng xã hội. Gen Z có xu hướng tìm đến những nghề nghiệp có tính lựa chọn cao hơn. Sự cá nhân hóa của các nền tảng MXH đã tạo ra tiêu chuẩn về những nghề nghiệp linh hoạt và có tính cá nhân hóa cao hơn.

Sáng tạo nội dung là gì? Tại sao Gen Z thích công việc sáng tạo?

Giờ đây, nội dung đã không còn gói gọn trong những bài viết bằng văn bản mà đã phát triển thành nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Một ảnh meme trên Facebook, một video review du lịch trên Youtube hay một video hướng dẫn pha nước lẩu trên Tiktok chính là những nội dung quá đỗi quen thuộc với thế hệ Z.

Chính nhờ tính chất linh hoạt, những nghề nghiệp mới này hoàn toàn phù hợp với xu hướng làm việc tại nhà (work from home) hay làm việc từ xa (remote work) và vẫn còn có thể tiếp tục phát triển bùng nổ ngay cả khi đại dịch đã qua đi.

Có một lý do khác để lý giải vì sao gen Z lại lựa chọn những việc làm sáng tạo này. Đó là vì bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu sáng tạo, không giới hạn độ tuổi, không yêu cầu bằng cấp.  Ngay bây giờ, bất kỳ ai cũng có thể làm việc mình đam mê, và đam mê ấy có thể mang lại thu nhập. Điều này đã làm giảm nỗi lo thất nghiệp của sinh viên yêu sáng tạo nhưng ra trường vào đúng thời kỳ đại dịch.

Thuận lợi và bất lợi cho Gen Z trong quá trình định hướng nghề nghiệp

Gen Z có lợi thế rõ ràng hơn về công nghệ so với các thế hệ trước, đa phần người trẻ ngày nay đều rất thông thạo các thiết bị, nắm bắt và tối ưu được tiềm năng từ chúng. Gen Z có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp mang tính linh động cao, không bó buộc trong không gian văn phòng và đa nền tảng để có thể làm việc mọi lúc mọi nơi. 

Tuy nhiên, công nghệ và Internet cũng ít nhiều tạo ra sự hoang mang cho Gen Z khi đưa ra quyết định và khi chưa thể tận dụng được tiện ích sẵn có của môi trường làm việc.

Bí quyết giúp định hướng nghề nghiệp cho Gen Z

1. Đọc, tìm hiểu nhiều và thử áp dụng kiến thức mới

Thông tin trên Internet là vô vàn. Tìm kiếm hay áp dụng cái gì cho mình cũng cần có sự xem xét kỹ lưỡng, thậm chí là làm "phép thử" để có được ứng dụng tốt nhất.

2. Có thiết bị mạnh, linh hoạt

Để tiếp cận và thử nghiệm môi trường Internet nên có thiết bị phù hợp về chất lượng kỹ thuật, cũng như uy tín về thương hiệu để linh hoạt trong mọi việc.

3. Cần có (những) "người thầy"

"Người thầy" (mentor) có thể là thầy cô, là sếp của bạn, là người bạn thân, là người em kém tuổi… miễn là họ đã đi trước và giúp bạn tối ưu tiềm năng. Ở các khía cạnh khác nhau, họ đều có thể song hành, để giúp bạn không chỉ phát triển bản thân, mà còn sáng suốt hơn với những lựa chọn nghề nghiệp.

Nếu bạn còn thấy hoang mang, chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo thuyết Ikigai hay còn gọi là thuyết con nhím để có thêm một cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp tương lai nhé!

Ikigai - được hiểu là mục đích sống, là lý do để bạn thức dậy mỗi sáng. Để xác định được Ikigai của bản thân mình, hãy bắt đầu bằng việc vẽ lên giấy một biểu đồ với 4 vòng tròn đồng tâm. Lần lượt trong mỗi vòng tròn, hãy viết “những điều bạn thích làm”, “những điều bạn giỏi”, “điều mà mọi người đang cần” và thêm một chút tính thực tế bằng cách viết thêm “Công việc có thể kiếm giúp bạn sống”. Giao điểm của các vòng tròn đích thị là mục đích sống của bạn. Hãy lựa chọn nghề nghiệp đi theo tiếng gọi của Ikigai bạn nhé!

Đọc thêm về Ikigai: Ikigai - Công cụ định hướng nghề nghiệp trong tương lai của gen Z

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan