Làm thế nào để trở thành HR Manager (Trưởng phòng nhân sự)?

Hành chính - Nhân sự

| 15 tháng 5 2021

| bởi CTW

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?

Trưởng phòng nhân sự hay HR Manager là quản lý cấp cao không thể thiếu trong Phòng nhân sự, làm việc dưới sự điều hành của CHRO – Giám đốc nhân sự hoặc CEO - Giám đốc điều hành, thực thi các nhiệm vụ quản trị nhân sự doanh nghiệp.

Vậy trở thành Trưởng phòng nhân sự có khó không? Để có được câu trả lời cho bản thân mình, hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới.

1. “Rinh” bằng cấp nhân sự

Không có bằng cấp nhân sự phù hợp, việc ứng tuyển Trưởng phòng nhân sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi yêu cầu đối với một việc làm lương cao, việc làm dành cho vị trí quản lý xưa nay vẫn luôn khắt khe, nhằm chọn ứng viên “văn võ song toàn”, tư cách lãnh đạo và chuyên môn tốt để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.  

Bằng cấp là nền tảng giúp bạn có thể lọt vào tầm ngắm của CHRO - Giám đốc nhân sự, là lợi thế so với “dân ngoại đạo”. Chính vì vậy, muốn theo đuổi con đường trở thành Trưởng phòng nhân sự, bạn cần là Cử nhân hoặc Thạc sỹ Chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản lý nhân sự, Quản trị hành chính, Quản trị nguồn nhân lực,... của các trường Đại học nổi tiếng – những “lò luyện” nhân tài trong lĩnh vực quản lý này như Đại học Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Lao động – Xã hội, hay tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài về Quản trị nhân sự,... 

2. Bồi đắp “phù sa” kinh nghiệm

Sở hữu trên 3 - 5 năm kinh nghiệm tại vị trí Trưởng phòng đào tạo, Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi, Chuyên viên tuyển dụng, Chuyên viên Hành chính, bạn mới có thể tự tin ứng tuyển Trưởng phòng nhân sự bởi công việc của Trưởng phòng là phân bổ công việc, quản lý việc thực thi nhiệm vụ của nhân viên Phòng nhân sự về tuyển dụng, hành chính, đào tạo, xử lý các sự vụ xung quanh tiền lương và phúc lợi. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu về văn hóa tổ chức cũng như các đường lối, chủ trương của sếp để trở thành mảnh ghép phù hợp với tổ chức nhé. 

3. Ý thức được những khó khăn của Trưởng phòng nhân sự

Chọn việc làm nhân sự hay Trưởng phòng nhân sự là khi bạn đã ý thức được các khó khăn, thách thức trong việc làm cân bằng cán cân lợi ích giữa sếp và toàn thể các cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. 

Đồng thời, việc làm Trưởng phòng nhân sự là một trong những sự nghiệp nhiều áp lực bởi phải đảm trách nhiều công việc khác nhau như đào tạo – phát triển nhân lực, lập kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực, quán xuyến tiền lương và phúc lợi,... 

Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần giỏi chuyên môn nhiều lĩnh vực, thành thạo kỹ năng giao tiếp – đàm phán – thuyết phục, xử lý khủng hoảng, quản lý thời gian, lập kế hoạch, sử dụng nhuần nhuyễn công nghệ,... và thường xuyên “làm bạn” với áp lực và cô đơn. 

4. Tiến thân tại vai trò quản lý

Trưởng phòng nhân sự là một nhà quản lý cấp trung. Chính vì vậy, một Chuyên viên nhân sự muốn trở thành một Trưởng phòng nhân sự thì cần phải lựa chọn đi theo con đường của một nhà quản lý. Nghĩa là bạn cần phải tư duy và hành động giống một nhà quản lý và tầm nhìn của một nhà lãnh đạo. 

5. Phòng thân các chứng chỉ quốc tế

Nếu khả năng chuyên môn của bạn đã cứng cáp và vốn ngoại ngữ khá thì bạn có cơ hội lựa chọn nhiều chức năng Trưởng phòng nhân sự tiếng nước ngoài. 

Tuy nhiên, làm thế nào để ứng tuyển việc làm Trưởng phòng nhân sự tiếng Anh, HR Manager tiếng Nhật trót lọt? Câu trả lời nằm ở các chứng chỉ quốc tế bạn ạ. 

Chứng nhận nhân sự chuyên nghiệp (PHR) dần trở thành thước đo con đường tiến thân của nhân viên ngành HR. “Nằm lòng” các kiến thức về 6 lĩnh vực trong quản trị nhân lực như tiền lương và phúc lợi, hoạch định kế hoạch nhân sự, quản trị chiến lược, củng cố nguồn lực tổ chức, quan hệ lao động,... bạn mới có thể tự tin đảm trách công việc của một HR Manager trong doanh nghiệp nước ngoài mà không một chút nao núng hay áp lực. 

Một chứng chỉ nữa cũng không kém phần quan trọng là Certified Employee Benefit Specialist (Chứng nhận Chuyên viên phúc lợi) sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức chuyên môn về quyền lợi của người lao động như bảo hiểm, nghỉ hưu, thai sản, cùng các chế độ phúc lợi khác như Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội,... Một HR Manager cần phải là người “gọi gió hô mưa” ở các trận địa để chứng tỏ uy quyền của một nhà lãnh đạo “đủ tâm, đủ tầm” trong mắt nhân viên Phòng nhân sự cũng như nhân viên toàn doanh nghiệp. 

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan