7 điều không nên làm khi bắt đầu công việc mới

Tin tức

| 02 tháng 11 2020

| bởi CTW.vn

image

Bắt đầu một công việc mới vừa thú vị vừa đáng sợ. Nó mang lại cho bạn cơ hội để bắt đầu lại, học những điều mới, làm mới kỹ năng của bạn, đón nhận những thử thách mới và thậm chí có thêm những đồng nghiệp mới. Mặc dù tất cả điều đó nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng về việc liệu các đồng nghiệp mới có chào đón bạn hay không và liệu sếp có ấn tượng tốt với bạn hay không.

7 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn có khởi đầu tuyệt vời khi thực hiện quá trình chuyển đổi này:

1. Không giả định bất cứ chi tiết nào, chẳng hạn như thời gian làm việc của bạn

 Người quản lý của bạn hoặc bộ phận nhân sự nên cho bạn biết khi nào bạn phải có mặt ở nơi làm việc và cần đi đâu sau đó. Nếu còn vài ngày là đến ngày bắt đầu công việc nhưng không ai cung cấp cho bạn những chi tiết đó, hãy gọi điện hoặc gửi thư điện tử (email) cho người đã liên hệ với bạn. Đừng cho rằng bạn biết khi nào cần đến công ty và rồi có nguy cơ đến muộn.

Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem bạn phải đi đâu tiếp theo khi đến nơi làm việc. Đừng lãng phí thời gian đi lang thang tìm kiếm nó. Bạn sẽ không đến đúng giờ và điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng khi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên.

2. Đừng bỏ qua lời đề nghị giúp đỡ của đồng nghiệp

Hãy nhã nhặn chấp nhận sự giúp đỡ từ đồng nghiệp mới. Đừng lo lắng rằng nó sẽ khiến bạn trông vô dụng. Nhiều người chào đón cơ hội giúp đỡ những người mới đến. Nó khiến họ cảm thấy có ý nghĩa khi làm điều đó và giúp xây dựng nền tảng của một mối quan hệ tốt tại nơi làm việc.

3. Đừng từ chối lời mời ăn trưa

Một cách khác để khiến mối quan hệ với đồng nghiệp của bạn có một khởi đầu tốt đẹp là nhận bất cứ lời mời ăn trưa nào có được. Nếu ai đó mời bạn dùng chung bữa ăn, có lẽ họ chỉ đang cố gắng hiểu bạn hơn và giúp bạn bớt lạc lõng. Mọi người đều hiểu bắt đầu một công việc mới là như thế nào. Hãy chống lại sự cám dỗ gặp gỡ đồng nghiệp cũ cho dù bạn có nhớ họ đến đâu đi chăng nữa.

4. Đừng vướng vào những câu chuyện phiếm văn phòng

Dù là sau bữa trưa hay xung quanh máy uống nước nóng lạnh, những câu chuyện phiếm vẫn xảy ra ở mọi ngóc ngách tại nơi làm việc. Đừng bỏ qua cũng đừng chia sẻ chúng. Giữ cho tai mở rộng nhưng miệng thì đóng chặt. Bạn có thể biết được những thông tin có giá trị, chẳng hạn như tâm trạng khó chịu của sếp là do ông ấy đang có vấn đề ở nhà và không phải lúc nào cũng vậy. Đừng góp bất cứ điều gì vào cuộc trò chuyện. Ngoài ra, hãy nhớ rằng không phải tất cả những gì bạn nghe được đều đúng.

5. Đừng cản trở bản thân học cách làm điều gì đó theo cách mới mẻ

Ngay cả khi nhiệm vụ công việc cũ và mới cơ bản giống nhau, hãy coi sự chuyển đổi này như một cơ hội để thay đổi mọi thứ. Hãy cởi mở để học các kỹ thuật mới khi thực hiện các nhiệm vụ giống nhau hoặc tương tự. Những phương pháp mới này có thể tốt hơn, nhưng ngay cả khi chúng không phải là một cải tiến đáng kể, việc học những cách mới để thực hiện công việc sẽ khiến mọi thứ trở nên thú vị. Nó có thể giúp bạn khỏi buồn chán và giúp hoàn thành công việc tốt hơn.

6. Không phàn nàn về sếp hoặc đồng nghiệp cũ của bạn

Khi bạn phàn nàn về sếp và đồng nghiệp cũ, ngay cả khi họ thật sự khó chịu, bạn cho các đồng nghiệp hiện tại hình dung ra một câu chuyện. Bạn có thể cho rằng bạn là anh hùng trong câu chuyện đó, nhưng vì họ chưa biết bạn ra sao, nên thay vào đó, họ có thể coi bạn là nhân vật phản diện. Các đồng nghiệp mới của bạn có thể thắc mắc liệu bạn có nói không tốt về họ ở công việc tiếp theo hay không. Hãy chia sẻ sự quan tâm của bạn về bạn bè và gia đình hoặc tốt hơn hết, bỏ tất cả. Bạn đang ở một nơi làm mới và hy vọng rằng nó là một nơi tốt hơn.

7. Không chia sẻ thông tin cá nhân

Chia sẻ thông tin cá nhân với đồng nghiệp thường là một hành động không khôn ngoan, và càng là một ý tưởng đặc biệt tồi khi bạn mới bắt đầu làm việc với họ. Bạn cần thời gian để xác định xem ai sẽ giữ bí mật thông tin đó, ai sẽ tung tin đồn nhảm về bạn và ai sẽ nắm bắt cơ hội sử dụng thông tin đó để phá huỷ bạn.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan