20 lời khuyên để bắt đầu một công việc mới thành công

Tin tức

| 02 tháng 11 2020

| bởi CTW.vn

image

Sau khi nhận được công việc mới mà bạn đánh giá cao, hãy dành một chút thời gian để chúc mừng bản thân đã tìm được việc thành công! Sau đó, hãy chuyển sang bước tiếp theo: lập một kế hoạch để đảm bảo bạn tạo được ấn tượng đầu tiên tuyệt vời với nhà tuyển dụng.

Thành công ở vị trí mới của bạn cũng quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng hơn - như việc ghi điểm trong các công việc được giao.

Cho thấy bạn là người phù hợp

Trong những ngày đầu làm việc mới, nhà tuyển dụng của bạn sẽ tìm kiếm những minh chứng trực quan xác nhận rằng bạn phù hợp với vị trí công việc và tổ chức.

Cuối cùng thì quyết định thuê tuyển một nhân viên mới được đưa ra dựa trên lượng thông tin tương đối hạn chế: cách bạn thể hiện trong (các) cuộc phỏng vấn và trong một số trường hợp, lời nhận xét từ những người tham khảo (người tham vấn). Nhà tuyển dụng của bạn cần phải tiếp tục dõi theo bạn để đảm bảo bạn phù hợp.

Bí quyết: Điều quan trọng là phải tạo được hình ảnh tối ưu ngay từ “đầu nhiệm kỳ” của bạn.

Hãy dành thời gian chuẩn bị bắt đầu công việc để bạn có thể tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp mới — điều này bao gồm việc tổ chức lại cuộc sống và sắp xếp các cuộc hẹn cá nhân trước ngày làm việc đầu tiên.
Một khi bạn bắt đầu công việc, hãy ưu tiên đạt được sự tin tưởng của cấp trên và đồng nghiệp, thiết lập các mối quan hệ tích cực trong bộ phận / phòng ban của bạn và bên ngoài bộ phận / phòng ban đó, cũng như đảm bảo rằng bạn ở trạng thái có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Điều này sẽ tạo ra một nền tảng tương lai rất lành mạnh giữa bạn và công ty.

Tránh những sai lầm phổ biến khi bắt đầu công việc mới

Robert Half cho biết có năm sai lầm phổ biến mà nhân viên mới thường mắc phải trong chín mươi ngày đầu tiên làm việc: [1]

  • Không đặt câu hỏi hoặc không làm rõ các kỳ vọng
  • Nói quá nhiều về công việc hoặc công ty trước đây
  • Đảm nhận quá nhiều công việc
  • Bỏ quên văn hóa doanh nghiệp
  • Giữ (Ôm đồm) việc cho riêng bản thân

Điều quan trọng là nhân viên mới phải cẩn thận lắng nghe, đặt câu hỏi và tương tác với đồng nghiệp. Hãy nhớ rằng mọi người khác đã ở vị trí của bạn tại một thời điểm nào đó trước đây và hầu hết mọi người đều vui vẻ giúp đỡ người mới bắt đầu một cách suôn sẻ.

20 lời khuyên hàng đầu để bắt đầu một công việc mới

Dưới đây là các bí quyết và chiến lược thiết thực để thành công trong công việc mới của bạn:

  1. Kết giao với những người tích cực, và bằng mọi giá tránh xa những người hay phàn nàn và chểnh mảng trong công việc. Tránh nói xấu các nhân viên khác vì bạn không bao giờ biết ai sẽ lấy bạn làm ví dụ trong câu chuyện của họ hoặc cố tình ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. Nếu ai đó bắt đầu phàn nàn hoặc buôn chuyện trực diện với bạn, hãy cố gắng giữ thái độ “trung lập” nhất có thể. Nếu bạn không thể làm chệch hướng câu chuyện hoặc chuyển đổi chủ đề, hãy đặt những câu hỏi mang tính xây dựng.
  2. Xác định những nhân viên sáng giá ở cùng cấp bậc với bạn và phân tích xem điều gì đã khiến họ thành công trong vai trò của họ. Điều này có thể cho bạn ý tưởng về những kỹ năng, khả năng hoặc thành tích được đánh giá cao trong tổ chức.
  3. Đánh giá sở thích và mong đợi của cấp trên trực tiếp của bạn. Lắng nghe cẩn thận các hướng dẫn mà họ dành cho bạn, đồng thời hỏi đề xuất từ các đồng nghiệp đáng tin cậy khác về cách đo lường khả năng của bạn đáp ứng kỳ vọng của cấp trên.
  4. Luôn cập nhật tình trạng các dự án với người giám sát của bạn, nhờ đó, họ có thể nhận thức được giá trị mà bạn đang đóng góp vào bộ phận / phòng ban.
  5. Tìm kiếm ý kiến ​​đóng góp và sự trợ giúp khi bạn gặp khó khăn, nhưng cố gắng tránh gặp khó khăn bằng cách đặt nhiều câu hỏi. Cố gắng tự giải quyết càng nhiều vấn đề càng tốt hoặc giải quyết bằng cách sử dụng ý kiến ​​đóng góp của đồng nghiệp ở cùng cấp bậc của bạn. Nếu bạn cần đặt một câu hỏi, hãy mở đầu câu hỏi bằng các bước bạn đã thực hiện để tự giải quyết vấn đề.
  6. Tham gia một cách chiến lược vào các cuộc họp và trò chuyện. Hoàn toàn có thể hiểu được nếu bạn phải nỗ lực khá nhiều để bắt kịp với một công việc mới và có thể không có những hiểu biết sâu sắc và ý kiến ​​để chia sẻ ngay khi rời khỏi chỗ làm. Tuy nhiên, việc ngồi im lặng suốt cuộc họp này đến cuộc họp khác cũng sẽ không tạo được ấn tượng tốt. Thay vào đó, hãy cố gắng cân bằng giữa việc lắng nghe một cách cẩn thận (điều này sẽ cực kỳ quan trọng trong việc định hướng) và lên tiếng hoặc đặt những câu hỏi thông minh.
  7. Thiết lập các kênh giao tiếp cởi mở với người giám sát của bạn và các thành viên chủ chốt trong nhóm, cho dù điều này diễn ra dưới hình thức các cuộc họp hàng tuần hay cập nhật thư điện tử (email) hay tin nhắn định kỳ. Điều này không chỉ mang lại cho bạn cơ hội để người giám sát cập nhật thành tích của bạn mà còn có thể gom nhóm các câu hỏi lại với nhau và hỏi tất cả cùng một lúc thay vì hỏi từng ý rời rạc trong ngày hoặc trong tuần.
  8. Cố gắng đến sớm hơn và / hoặc ở lại muộn hơn cấp trên của bạn để chứng tỏ bạn đã sẵn sàng làm việc chăm chỉ.
  9. Phát triển mối quan hệ làm việc tích cực với nhân viên ở tất cả các cấp của tổ chức, đặc biệt chú trọng đến những người mà bạn sẽ thường xuyên làm việc cùng. Không chỉ các mối quan hệ bền vững sẽ nâng cao kinh nghiệm làm việc tổng thể của bạn mà hầu hết các tổ chức đều thực hiện đánh giá “360 độ” về nhân viên, vì vậy, điều quan trọng là phải có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp, nhất là những ai có thể đang đánh giá bạn.
  10. Trưng cầu ý kiến ​​phản hồi theo định kỳ và phản hồi tích cực trước những lời phê bình mang tính xây dựng. Hãy nói rõ với cấp trên của bạn và các nhân viên khác rằng bạn muốn cải thiện bản thân.
  11. Lập một kế hoạch phát triển nghề nghiệp với những mục đích và mục tiêu rõ ràng về những gì bạn sẽ học và những kỹ năng bạn sẽ có được. Tham khảo ý kiến ​​của các nhà quản lý, bộ phận Nhân sự hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn và tìm hiểu những chứng chỉ, môn học và / hoặc bằng cấp nào hiệu quả nhất trong việc thăng tiến sự nghiệp của bạn.
  12. Hãy lưu ý đến thời gian bạn nghỉ phép trong năm làm việc đầu tiên. Vì những tháng đầu tiên ở một công việc mới rất quan trọng trong việc giúp bạn tăng tốc ở một vị trí mới, bạn nên tránh kéo dài thời gian nghỉ nhất có thể, ngoại trừ một kỳ nghỉ đã lên kế hoạch trước đó mà bạn đã tiết lộ trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn phải nghỉ vì bất kỳ lý do gì, hãy làm mọi thứ có thể để đảm bảo nó không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc của bạn.
  13. Tham gia các hoạt động văn phòng. Cố gắng hết sức để hòa nhập vào các “hoạt động xã hội” của tổ chức để có thể tìm hiểu đồng nghiệp từ góc độ cá nhân. Dù vậy, bắt đầu một công việc mới có thể rất mệt mỏi và nếu tham gia nhiều hoạt động nhóm đơn giản là một việc quá sức đối với bạn, hãy tập trung vào những sự kiện quan trọng và / hoặc bắt buộc nhất. Nếu bạn thấy bản thân kết nối tốt hơn trong các tình huống trò chuyện trực diện, hãy mời đồng nghiệp đi uống cà phê hoặc ăn trưa.
  14. Tham gia các nhóm chuyên nghiệp trong nước và khu vực cho lĩnh vực của bạn và tham gia các cuộc họp và các buổi đào tạo. Đảm nhận các vị trí lãnh đạo và tình nguyện cho các ủy ban là một cách tuyệt vời để tạo mối liên hệ và nâng cao tầm nhìn của bạn một cách chuyên nghiệp.
  15. Xem xét các tài khoản mạng xã hội của bạn và đảm bảo rằng mọi thông tin cá nhân hiển thị công khai đều phản ánh bạn với một hình ảnh chuyên nghiệp.
  16. Cập nhật hồ sơ LinkedIn bao gồm vị trí hiện tại của bạn hoặc thiết lập một hồ sơ mới nếu bạn chưa có. Giữ cho hồ sơ Linkedin của bạn luôn cập nhật và nâng cấp nó bằng cách kết nối với các đồng nghiệp mới, tham gia các nhóm chuyên môn có liên quan và yêu cầu các đề xuất / lời giới thiệu từ ​​đồng nghiệp, khách hàng và các địa chỉ liên hệ chuyên nghiệp khác theo thời gian.
  17. Xác định những người cố vấn tiềm năng trong tổ chức của bạn và làm quen với họ. Cân nhắc các nhân viên cấp cao cũng như những người có thành tích tốt ở cùng cấp bậc với bạn và / hoặc hơn bạn một cấp. Mặc dù bạn sẽ nhận ra rằng những người này có vẻ khá bận rộn, nhưng mời họ đi uống cà phê hoặc đơn giản là đi dạo cùng nhau có thể là một khởi đầu tuyệt vời.
  18. Cố vấn cho đồng nghiệp cũ đang thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, hoặc đề nghị cố vấn cho nhân viên cấp dưới trong tổ chức của bạn. Bạn không bao giờ biết khi nào họ có thể giúp đỡ ngược lại cho bạn.
  19. Bày tỏ lòng biết ơn của bạn và duy trì liên lạc với bất kỳ người nào bạn từng gặp và quen biết, chẳng hạn như người tham khảo (người tham vấn), những người đã giúp mở đường cho bạn đến với công việc mới này,... Những người này sẽ cảm thấy muốn đầu tư vào bạn nhiều hơn vào lần tới khi bạn cần họ giúp đỡ nếu họ có thể đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển sự nghiệp.
  20. Chăm sóc bản thân. Bắt đầu một công việc mới có thể yêu cầu thêm sự đánh đổi về tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, bạn không muốn “cháy hết mình” trong những ngày đầu. Hãy nhớ chăm sóc sức khỏe của bạn và dành thời gian thực hiện các hoạt động tiếp thêm sinh lực cho bạn. Mặc dù bạn có thể cảm thấy phải dành mỗi giờ thức giấc cho vị trí mới này, nhưng làm như vậy có thể nhanh chóng làm suy giảm sức khỏe và có tác động tiêu cực đến hiệu suất của bạn. Cố gắng duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh ngay khi rời khỏi chỗ làm.
Lời nhắn nhủ

Ghi chú: Đó có thể là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn tình cờ hỏi đồng nghiệp xem họ có bất kỳ lời khuyên nào để tăng tốc trong công việc hoặc những gì họ ước họ biết trước khi bắt đầu công việc.

Suy nghĩ có chiến lược khi bắt đầu công việc mới là một cách để đảm bảo bạn được đón nhận và thành công trong công việc mới ngay từ ngày đầu tiên.

Nguồn bài viết
  1. Robert Half. "Starting a New Job? Don’t Make These 5 Mistakes." Accessed Jan. 27, 2020.
  2. Alison Doyle. "20 Tips for Successfully Starting a New Job". Updated August 03, 2020. Accessed on November 2, 2020.
  3. Nguồn ảnh: Freepik
Bài viết liên quan