Công việc của bạn có thể thay đổi thế nào vào năm 2022?

Tin tức

| 27 tháng 1 2022

| bởi CTW.vn

image

Đưa ra dự đoán về tương lai công việc chưa bao giờ là điều dễ dàng. Lịch quay trở lại văn phòng đã liên tục “quay xe”. Nhu cầu tuyển dụng thay đổi theo rõ rệt khi số lượng người nghỉ việc tiếp tục đạt mức cao kỷ lục.

Tuy nhiên, chính khái niệm về việc làm và cách thức hoàn thành công việc cũng đang trải qua những thay đổi cơ bản. Nhiều người cảm thấy như thị trường việc làm đang tiến hành các cuộc “đại tu” (thay đổi quy mô lớn) một cách triệt để. Một điều thú vị là một số người còn dự đoán rằng chúng ta sẽ bắt đầu làm việc trong metaverse. 

Có khả năng nhưng có lẽ không được phổ biến rộng rãi lắm vào năm 2022. Để tìm ra những thay đổi và xu hướng thực tế mà chúng ta có thể mong đợi có tại nơi làm việc trong năm nay, chúng tôi đã nói chuyện với các lãnh đạo công ty, cố vấn nhân sự và chuyên gia công nghệ. Một số chủ đề lớn như: Các kế hoạch trở lại văn phòng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các chỉ số, bảng trắng kỹ thuật số sẽ là một xu hướng công nghệ lớn và thị trường việc làm sẽ không sớm hạ nhiệt.

Chiến lược gia về nhân tài Steve Cadigan cho biết tình hình thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngày càng nhiều chuyên gia chuẩn bị cho sự rời đi vào mùa xuân và mùa hè này: “Những tổ chức yêu cầu nhân viên quay trở lại văn phòng nhưng lại đưa ra rất ít lựa chọn linh hoạt cho họ sẽ gặp khó khăn không nhỏ.” Dưới đây là 5 dự đoán về những gì bạn có thể mong đợi trong công việc vào năm 2022.

1. Ngày "trở lại văn phòng" sẽ được thay thế bằng một tập hợp các điều kiện "trở lại văn phòng".

Ngày quay trở lại văn phòng luôn thay đổi. Brian Kropp - Phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu của Gartner cho biết sự hoành hành của các biến thể mới đã liên tục làm gián đoạn kế hoạch mở cửa trở lại, một số công ty đang xác định ngày quay trở lại hoàn toàn. Kropp cho biết: “Họ dần nhận ra rằng họ phải thay đổi từ ngày tháng chính xác sang những điều kiện được đi làm lại dựa trên tình hình thực tế của chỗ làm và giai đoạn mở cửa có thể linh hoạt theo tình hình đó.”

Ông và nhiều người khác cũng đề xuất các doanh nghiệp cần hướng tới các chỉ số, chẳng hạn như tỷ lệ nhập viện hoặc số ca bệnh tại địa phương để quyết định xem có mở cửa hay không. Trên tờ New Yorker, Cal Newport đã phê bình các nhà tuyển dụng chậm áp dụng các chỉ số và rồi vô tình tạo ra một cái nạng không rõ ràng khiến các giám đốc điều hành không phải đưa ra những quyết định khó khăn.

Newport viết: “‘Làm cho cuộc sống nghề nghiệp của một số ít giám đốc điều hành dễ dàng hơn’ không nên là mục tiêu hướng đến. Đối với những công ty vẫn chưa mở lại văn phòng, đang định hướng rất ít và mãi hứa hẹn về “một ngày nào đó” xa vời họ sẽ đánh giá lại tình hình, ắt hẳn các nhân viên sẽ thất vọng lắm.”

2. Lương thưởng sẽ tăng lên, điều này có thể khiến các công ty thuê nhiều nhân sự trên toàn cầu hơn.

Có rất nhiều cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề liệu lạm phát có làm mức lương tăng theo hay không.

Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu cho thấy nhiều nhà tuyển dụng đã bắt đầu lưu tâm đến vấn đề này. Gartner báo cáo trong một cuộc khảo sát, có 40% đối tác làm HR có kế hoạch điều chỉnh lạm phát để trả lương. Thị trường việc làm cạnh tranh cũng là một yếu tố, khảo sát tại công ty kế toán Grant Thornton cho thấy có 51% các leader mong đợi mức tăng lương trung bình hơn 5%, 68% cho biết sẽ có nhiều lao động đủ điều kiện để nhận thưởng hơn.

Tim Glowa - Giám đốc dịch vụ con người tại Grant Thornton cho biết: “Lạm phát là đáng lo ngại nhưng chưa phải hàng đầu. Thứ đang khiến chúng ta thực sự đau đầu là cuộc chiến giành nhân tài.” Ngân sách cho việc tăng lương đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Theo một báo cáo vào tháng 11 vừa qua của Conference Board, dự báo chi phí tiền lương sẽ tăng 3,9%, so với 3% vào tháng 4.

Điều đó sẽ dẫn đến nhiều thách thức hơn xung quanh việc “nén lương” - khi lương của nhân sự mới bằng hoặc cao hơn mức lương của các nhân viên hiện hành. Nếu các nhân viên hiện tại phát hiện ra, họ có thể sẽ rời đi, điều này làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Ragu Bhargava - Giám đốc điều hành của Global Upside, một công ty cung cấp dịch vụ kế toán và H.R. toàn cầu cho biết:  “Điều này có thể đặt các nhà tuyển dụng vào tình thế khó khăn khi phải tăng lương cho tất cả mọi người cũng như nhiều hậu quả khác. “Những gì chúng ta đang thấy chỉ là một phần nhỏ của tuyển dụng trên toàn cầu và nó sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa vào năm 2022 nếu lạm phát và nén lương vẫn còn tiếp diễn.”

3. Kỳ nghỉ sẽ trở thành một phần lâu dài trong lịch trình của công ty.

Trong nỗ lực để giải quyết các nhu cầu về tình trạng kiệt sức và sức khỏe tinh thần gây ra bởi đại dịch, nhiều công ty đã quyết định tăng thêm ngày nghỉ. Bằng cách cho phép mọi người trong công ty nghỉ ngơi cùng một ngày, nó sẽ hạn chế các cuộc họp bất thình lình, tin nhắn liên tục từ email và group làm việc của công ty hay hội chứng sợ bỏ lỡ công việc (FOMO).

Chẳng hạn, Etsy đã có ngày “Lễ tạm nghỉ” lần thứ năm của năm 2021 rơi vào ngày thứ Tư trước Lễ Tạ ơn. Một số công ty như LinkedIn, HootSuite và Bumble đã “đóng cửa” một cách hiệu quả trong vòng một tuần cho kỳ nghỉ năm 2021. Trong khi đó, Deloitte đã mở rộng số ngày “tạm ngừng kết nối” bằng cách kéo dài các kỳ nghỉ chung hoặc dồn vào cuối tuần để kỳ nghỉ có thể dài 8 ngày vào năm 2021, cùng với nhiều ngày lễ và kỳ nghỉ khác.

CEO của Deloitte Joseph Ucuzoglu nghĩ rằng nhiều công ty “nhất định” sẽ duy trì thời gian nghỉ như vậy trong năm 2022 khi họ muốn cho nhân viên được nghỉ ngơi. “Khi tất cả mọi người có kỳ nghỉ cùng thời điểm, bạn sẽ không phải nghỉ ngơi “trong lo sợ” nhờ không còn phải check mail của đồng nghiệp thường xuyên.”

Carol Sladek - Trưởng phòng tư vấn công việc - cuộc sống của Aon cho biết cô ấy thấy ngày càng nhiều nhà tuyển dụng cố gắng sắp xếp các ngày nghỉ thêm. “Các nhà tuyển dụng cho biết việc tạm dừng mọi thứ cùng một lúc mang lại lợi ích rất lớn và có lẽ chúng ta nên cân nhắc thêm một vài ngày nghỉ nữa vào giữa giáng sinh và năm mới.”

4. Metaverse vẫn chưa phát triển. Nhưng công nghệ mới sẽ làm giảm áp lực cho mô hình làm việc kết hợp.

Theo các chuyên gia (và cả Bill Gates), mặc dù một số nhà tuyển dụng có thể bắt đầu thử nghiệm trong năm nay với metaverse - một không gian thực tế ảo với avatar kỹ thuật số, nhưng việc áp dụng rộng rãi không phải chuyện một sớm một chiều. Christopher Trueman - Một nhà phân tích nghiên cứu có sức ảnh hưởng tại Gartner cho biết: “Chúng ta có thể mất ít nhất 5-6 năm hoặc hơn thế nữa để metaverse bắt đầu trở nên phổ biến hơn.” Cần lưu ý rằng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) vẫn còn tốn kém, tồn tại những yếu điểm về phần cứng và chưa tương tác tốt với các ứng dụng kinh doanh thông thường.

Thay vào đó, điều mà các nhân viên công nghệ sẽ chú ý nhiều nhất trong năm nay là các ứng dụng liên quan đến sức khỏe khi quay trở lại văn phòng, các công cụ cộng tác trực quan và trong một số trường hợp là các tiện ích hoặc máy ảnh tốt hơn để giảm bớt sự mệt mỏi vì các cuộc gọi video kết hợp kém chất lượng, đặc biệt là khi một số người tham gia cuộc gọi tại nhà và một số khác thì ở công ty.

Ví dụ, Tập đoàn Expedia đã nâng cấp một số camera trong phòng họp bằng phần mềm sử dụng AI để quay và thu phóng đến người đang nói. Trong khi đó, nhiều công ty đang thử nghiệm đặt iPad trên bàn họp để mang lại cảm giác như ở nhà. Chris Burgess - Phó chủ tịch phụ trách CNTT của Expedia cho biết: “Không giống như chiếc bàn đầy laptop mà nhân viên mang đến, họ có thể đối mặt với tình trạng hết pin hay trục trặc micrô và tất nhiên là vì mọi người đều có nhiều việc phải làm. Đó là lý do iPad đã được sửa chữa. Ông bày tỏi: “Đó là cách đảm bảo rằng mọi người đều có trải nghiệm giống nhau.

Expedia cũng đang giới thiệu các công cụ bảng trắng kỹ thuật số - cũng như Deloitte - thứ mà Trueman cho biết nhiều công ty đang bổ sung để giúp thay thế bảng trắng truyền thống. Ông cho biết: “Những người làm việc từ xa có các ứng dụng nhắn tin và gọi video tốt, nhưng những khía cạnh trực quan của sự cộng tác [từ xa] thì không hề dễ dàng.” 

5. Kỹ năng sẽ dần quan trọng hơn kinh nghiệm hay quá trình làm việc cụ thể rất nhiều.

Các chuyên gia HR cho biết: “Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng trong một thị trường lao động khắc nghiệt, các công ty ngày càng tập trung vào các kỹ năng cá nhân mà người lao động mang lại cho công việc hơn là các vai trò và trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch của họ.” Khi khối lượng tuyển dụng ở mức cao nhất kể từ khi LinkedIn bắt đầu theo dõi vào năm 2015, “điều đó khiến các công ty phải suy nghĩ về phương thức tuyển dụng của họ theo những cách rộng hơn” (Dan Shapero, CEO của LinkedIn).

“Mặc dù trước đây, kinh nghiệm chẳng hạn như bạn đã đi học ở đâu hay trước đó bạn đã làm việc ở đâu là một trong những ưu tiên hàng đầu, thế nhưng nhiều cách đánh giá xem ai là nhân tài đích thực hiện nay lại không liên quan gì trực tiếp đến kinh nghiệm.”

Martine Ferland - Chủ tịch kiêm CEO của Mercer cho biết, sự thay đổi này đủ lớn để thay đổi góc nhìn của người sử dụng lao động về tiền lương. Cô ấy cho biết: “Chúng tôi hiện đang định giá các kỹ năng hơn là định giá vai trò hay công việc. “Sự chuyển đổi này diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với dự đoán, đến mức chúng tôi vừa ra mắt một cơ sở dữ liệu để giúp các nhà tuyển dụng trả lương dựa trên kỹ năng.”

Các nhân viên sẽ được gì? Ferland nói: “Nó làm cho bạn trở nên linh hoạt hơn, có nhiều việc làm hơn. Tôi nghĩ cuộc sống công việc của bạn cũng sẽ thú vị hơn nhiều khi nó tập trung vào xây dựng bộ kỹ năng của bạn trái ngược với con đường sự nghiệp theo kiểu “bậc thang” rất cứng nhắc.”

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan