5 định kiến sai lầm về “leadership”

Khám phá năng lực bản thân

| 20 tháng 11 2021

| bởi CTW.vn

image

Nhiều người trong chúng ta thường nhận thấy bản thân có thể giữ vai trò dẫn dắt người khác mà hoàn toàn không có kinh nghiệm hay sự đào tạo cần thiết và mặc định rằng mình có thể và sẽ khám phá ra chỉ cần tiếp tục. Và quá trình khám phá đó có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho cả con người và cho kết quả kinh doanh. 

1. Những người xuất sắc trong lĩnh vực hay chuyên ngành của họ chắc chắn cũng sẽ là một lãnh đạo xuất sắc.

Thực tế: Các kỹ năng, phẩm chất và cả những động lực cần thiết để dẫn dắt tập thể thành công hoàn toàn trái ngược với những yêu cầu cần thiết để trở thành một cá nhân đóng góp thành công. Hãy thử hình dung nếu vai trò và kỹ năng không quá đối lập, một người sẽ dễ dàng chuyển từ một nghệ sĩ violin sang một nhạc trưởng tuyệt vời. Lãnh đạo, dẫn dắt người khác là sự chuyển giao về trí tuệ và cảm xúc trong tư duy lẫn hành vi - những thứ tạo ra sự khác biệt giữa những người lãnh đạo tài ba và những người làm việc kém hiệu quả. Chuyển đổi từ một cá nhân chỉ đóng góp trở thành một nhà lãnh đạo không phải chuyện dễ dàng.

2. Tách cảm xúc ra khỏi công sở

Thực tế: Tình huống thực tế sẽ không tránh khỏi hỗn loạn! Con người đã, đang và sẽ luôn luôn khó đoán. Mỗi người lại là một cá thể duy nhất, đó là lý do dẫn dắt một tập thể là một thử thách khó nhằn, bạn sẽ trải qua muôn hình vạn trạng các cung bậc cảm xúc vui, buồn, chán nản, rối tung rối mù khác nhau. Cuộc sống cứ chảy trôi nhờ đủ đầy những chiến thắng và bi kịch - những thứ có thể xảy đến với bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào. Ai có hay đâu chữ ngờ! Các nhà lãnh đạo phải luôn trong tâm thế sẵn sàng cho mọi thứ. Dù muốn dù không, cảm xúc luôn hiện hữu trong trong công việc. Tất cả mọi người đều có suy nghĩ và cảm xúc xuyên suốt 24 giờ một ngày. Mọi người có thể và thường cư xử khác với những hiểu biết và/hay giả định trước đó của chúng ta về họ. Giá trị sẽ thúc đẩy quyết định, và rồi tạo ra những xúc cảm thường xuất hiện trong hành vi của chúng ta. Chính là mối quan hệ kết nối như khớp gối với xương đùi vậy! Cảm xúc rất dễ lây lan, chúng ta dễ dàng “dính phải” những cảm xúc lướt qua thậm chí còn nhanh hơn tốc độ “dính” vi-rút corona đang bay trong không khí. Vậy nên quan niệm rằng có thể loại bỏ cảm xúc ra khỏi nơi làm việc thật vô lý. Và hơn hết, nếu đó là những cảm xúc chung của tất cả mọi người, hẳn bạn sẽ không muốn giữ nó cho riêng mình mà muốn mọi người cùng nhau cảm nhận. Chúng ta sẽ muốn sở hữu một đội ngũ trung thành, biết ơn, có đạo đức, gắn kết và tử tế với đồng nghiệp cũng như với tổ chức. Dù muốn hay không, ai ai cũng chỉ có quỹ thời gian là 24 giờ để cống hiến cho công việc.

3. Cách tốt nhất để đổi mới là những vị trí cấp cao thực hiện trước, sau đó trông chờ toàn thể nhân viên sẵn sàng hưởng ứng.

Thực tế: Sự thật “đắng lòng” là những nỗ lực đổi mới đều bất thành trong suốt 70% giai đoạn. Đây là kinh nghiệm được đúc kết sau nhiều lần thử đi thử lại. Sức ép đang đè nặng lên vai của cả cá nhân và tổ chức. Chúng ta nghĩ và nói rằng chúng ta luôn sẵn sàng đón nhận những ý tưởng và thay đổi mới, nhưng sự thật thường không như mơ đơn giản là vì bộ não của con người không được liên kết chặt chẽ như thế. Và tác nhân số một khiến các nỗ lực thay đổi vấp phải thất bại là mọi người chống lại chúng. Cuộc đời đã chỉ cho ta thấy rằng những người có quyền kiểm soát công việc và cuộc sống của chúng ta thường đưa ra những quyết định tệ hại, bởi họ thường dựa trên những thông tin tệ hại và rồi cho ra kết quả là tệ hại. Có một quy trình thay đổi tại chỗ là điều mà ít nhà lãnh đạo thực sự LÀM được và đó là bởi vì rất ít người trong chúng ta đầu tư thời gian tìm tòi, học hỏi cách lãnh đạo sự thay đổi hiệu quả.

4. Chỉ cần thực sự thông minh và/hoặc có nền tảng giáo dục tốt là được.

Thực tế: Không hề. Chỉ thông minh thôi thực sự là chưa đủ. Trí tuệ cảm xúc (EQ) cũng không kém phần quan trọng - ít nhất là gấp 4 lần so với chỉ số IQ trong việc tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh và làm việc hiệu quả. Ngay cả những người thông minh dù có thiện chí nhưng nếu lãnh đạo kém hiệu quả vẫn có thể gây ra rất nhiều thiệt hại. Ngược lại, những nhà lãnh đạo giỏi và hiệu quả có thể dẫn dắt đội ngũ của họ đạt được những kỳ tích đáng kinh ngạc. Nếu không ai thật lòng dõi theo chúng ta, đó sẽ chẳng còn là “lãnh đạo”! Chúng ta có thể quản lý tất cả các nhiệm vụ liên quan đến lịch trình, tiền bạc, dự án, ngân sách, v.v. Nhưng làm việc với toàn thể nhân viên và các bên liên quan lại xoay quanh việc dựng xây các mối quan hệ. Các mối quan hệ ấy càng lành mạnh, mức độ bạn được TIN TƯỞNG càng cao. Đó chính là vai trò của EQ.

5. Các nhà lãnh đạo không thể kiểm soát văn hóa đội, nhóm hoặc văn hóa doanh nghiệp.

Thực tế: Đội ngũ lãnh đạo là những người đặt ra nhịp điệu, mô hình hóa các giá trị và nguyên tắc, hành vi và thái độ có thể chấp nhận được hay không. Mỗi nhà lãnh đạo cần xác định được đâu là văn hóa mà đội, nhóm và tổ chức của mình mong muốn. Đây cũng chính là trách nhiệm của họ. Mặc dù đúng là mọi người đều góp phần tạo nên văn hóa, nhưng người lãnh đạo có quyền giao hoặc không giao trách nhiệm cho từng cá nhân trong việc duy trì văn hóa mong muốn dù nó có mang màu sắc gì đi nữa. 

Học cách lãnh đạo hiệu quả không phải điều gì quá xa vời, chỉ cần người lãnh đạo thực sự muốn bắt tay vào LÀM. Lãnh đạo vừa là nghệ thuật vừa là khoa học và tránh được những định kiến sai lầm sẽ cho bạn một khởi đầu suôn sẻ.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
  • Roxi Bahar Hewertson. "Five Leadership Myths." Ngày đăng: 27/10/2021. Truy cập: 09/11/2021.
  • Nguồn ảnh: Freepik
Bài viết liên quan