Phải Làm Gì Khi Đồng Nghiệp Không Hợp Tác?

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 08 tháng 6 2022

| bởi CanThoWork

image
Kiên nhẫn lắng nghe

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng, nhưng khi quá nôn nóng thể hiện một vấn đề mọi người có xu hướng nói nhiều hơn là lắng nghe.

Đồng nghiệp không hợp tác do nhiều nguyên nhân: Cảm xúc không tích cực và chủ yếu là không có sự lắng nghe. Nếu không muốn gây mất đoàn kết và bất hợp tác giữa đồng nghiệp, đầu tiên hãy cố gắng kiên nhẫn lắng nghe lời nói của đồng nghiệp và thể hiện thái độ tích cực, sau đó chú ý những thay đổi của đồng nghiệp để tìm cách ứng phó sao cho phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Duy trì thái độ tích cực, tránh xảy ra mâu thuẫn

Ở bất cứ công việc hay vị trí nào cũng có nhiều áp lực, tạo cho nhân viên những căng thẳng nhất định và tinh thần làm việc đi xuống. Trong lúc mọi người gặp áp lực mà chưa tìm ra phương pháp giữ bình tĩnh thì chắc chắn sẽ dẫn đến vấn đề không hợp tác. Nếu gặp phải vấn đề này, đầu tiên bạn cần giữ bình tĩnh, tự suy nghĩ ra các phương pháp giúp bản thân xua tan mệt mỏi và căng thẳng.

Ở bất cứ vấn đề hay hoàn cảnh, cần hạn chế tuyệt đối việc xảy ra mâu thuẫn và tranh cãi. Bạn cần kiềm chế cảm xúc và làm chủ hành động của bản thân, nếu để liên tục xảy ra các hành động mất bình tỉnh sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của 2 bên và xảy ra bất hợp tác trong công việc. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa căng thẳng, suy nghĩ về vấn đề để cả 2 bên cảm thấy tốt hơn.

Trực tiếp đối thoại

Đồng nghiệp không hợp tác sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chung và kết quả công việc của nhóm, phòng ban. Nếu xảy ra vấn đề không hợp tác thay vì im lặng khiến cho mọi chuyện trở nên xấu hơn, hãy mạnh dạn đối diện và trình bày rõ vấn đề với đồng nghiệp. Bạn cần sử dụng kỹ năng giao tiếp phù hợp, thật sự khéo léo, mềm mỏng, ngôn ngữ phù hợp và nhẹ nhàng, điều này khiến đồng nghiệp cảm thấy gần gũi và dễ dàng chia sẻ cảm xúc của bản thân.

Việc trực tiếp đối thoại, làm rõ vấn đề giúp tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý hiệu quả. Khi đã tìm ra nguyên nhân của vấn đề, hãy duy trì lối hành xử tôn trọng, lịch sự và sẵn sàng lắng nghe, chỉ có lắng nghe đồng nghiệp chia sẻ, bạn mới có thể tìm được giải pháp tốt nhất để giải quyết toàn bộ vấn đề.

Thiết lập ranh giới

Nếu cả 3 phương pháp trên đều không mang lại hiệu quả, có thể nguyên nhân của việc không hợp tác là do thành kiến chủ quan của đồng nghiệp. Tự thiết lập cho bản thân một giới hạn để bảo vệ sức khỏe tinh thần và duy trì hiệu quả làm việc. Bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của đồng nghiệp để tránh ảnh hưởng đến tâm trạng và tiến độ công việc của bạn.

Chia sẻ bởi CanThoWork

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan