Công Việc Front-End Developer Và Làm Thế Nào Để Thăng Tiến?

Công nghệ thông tin

| 06 tháng 8 2022

| bởi CTW.vn

image
Front-End là gì?
  • Front-End là lập trình viên phụ trách việc lập trình các giao diện và các tính năng tương tác của website đối với người dùng. Vai trò của họ là đảm bảo người dùng có trải nghiệm tốt nhất khi truy cập vào website.
  • Hiểu một cách đơn giản Front-End là người tạo ra giao diện cho trang web và các tương tác trên trang web đó bằng cách lập trình dựa trên các khuôn mẫu có sẵn hoặc Front-End sẽ tạo ra theo yêu cầu của người dùng. Các giao diện của website có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu phát triển của từng website.
Công việc của Front-End là gì?
  • Công việc chính của Front-End là phải làm sao để giao diện trang web gọn gàng, đẹp mắt, dễ sử dụng và phải luôn ổn định trong quá trình tải trang. 
  • Bên cạnh đảm bảo giao diện website đẹp mắt, sáng tạo, hiệu ứng hấp dẫn, các Front-End còn phải quan tâm đến việc đảm bảo hiệu năng và khả năng hiển thị của trang web với từng đối tượng người dùng khác nhau. 
  • Đồng thời còn phải đảm bảo trang web tương thích với các trình duyệt khác nhau, có thể hiển thị trên các thiết bị di động khác nhau hoặc là khả năng hiển thị trong trường hợp mạng yếu hay gặp lỗi. 
  • Nhìn chung ngoài sáng tạo và thẩm mỹ thì Front-End còn phải đảm bảo tính logic và năng lực kỹ thuật và là cầu nối hiệu quả giữa người thiết kế website và Back-End.
  • Trong thực tế có nhiều trường hợp Front-End làm việc như một nhà thiết kế website và tương tác trực tiếp với khách khi triển khai thiết kế giao diện web. Tuy nhiên về bản chất thì vai trò và nhiệm vụ của Front-End hoàn toàn khác với các nhà thiết kế website. Nhiệm vụ của Front-End là chuyển tải những ý tưởng thiết kế giao diện thành các mã nguồn và tạo ra giao diện tương tác với người dùng. Front-End không phụ trách việc thiết kế, chụp ảnh hay phối màu mà họ chỉ sử dụng những nguyên liệu này để tạo nên giao diện và các yếu tố khác nhằm tạo nên trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

=> Vì vậy Front-End cần có trí tưởng tượng tốt để có thể hình dung được giao diện website từ ý tưởng của nhà thiết kế, đồng thời phải đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về mặt kỹ thuật để hiện thực hóa các ý tưởng thiết kế. Hai việc này cần được thực hiện một cách nhuần nhuyễn để có thể mang lại cảm giác trực quan sống động nhất cho người dùng.

Làm thế nào để thăng tiến trong công việc Front-End?

Dưới đây là các bước giúp một Front-End thăng tiến trong sự nghiệp:

Trang bị những kiến thức cơ bản

Bước đầu tiên trong hành trình thăng tiến của một Front-End là phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất, bao gồm kiến thức về internet và ngôn ngữ lập trình. Một khi thành thạo những kiến thức nền tảng này bạn có thể trở thành một Front-End chuyên nghiệp và có thể tự mình phụ trách những dự án độc lập.

Với internet, bạn cần tìm hiểu về trình duyệt web, HTTP, JSOL, XML, DNS...là gì? Cách thức hoạt động ra sao?. Còn về ngôn ngữ lập trình, bạn cần nắm vững kiến thức về HTML, CSS và JavaScript. Bạn cần dành thời gian học tập và rèn luyện những kiến thức này liên tục. 

Bên cạnh đó, bạn cũng phải trang bị những kiến thức về hệ thống kiểm soát phiên bản (control version system), tìm hiểu về Git và cách tạo giao diện trên GitHub. Khi đã nắm vững những kiến thức cơ bản, bạn nên tiếp tục tìm hiểu về maintainable CSS và framework CSS. Hãy dành thời gian thật nhiều để luyện tập với CSS để có thể hoàn toàn làm chủ những kiến thức quan trọng này.

Tìm hiểu những kiến thức mà một Front-End hiện đại cần biết

Sau khi đã trang bị cho mình những kiến thức nền tảng thì đã đến lúc bạn cần tìm hiểu những kiến thức mà một Front-End hiện đại cần phải biết. Bạn hãy tìm hiểu về JavaScript, Webpack, Babel, cách tích hợp chúng với nhau và cách link code với Eslint. Kế tiếp bạn cần tìm hiểu về Front-End Framework. Một số Framework phổ biến được sử dụng là React, Angular và Vue.

Khi đã thành thạo về Front-End Framework, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về Progressive web apps (PWA). Trong PWA bạn hãy tìm hiểu những công cụ được dùng để phát huy khả năng lưu trữ, đo lường hiệu suất, sử dụng lighthouse hoặc xem các API browser khác nhau.

Bạn nên chủ động luyện tập thường xuyên để nhớ kỹ những kiến thức đã học. Bạn có thể thực hiện những task đơn giản để tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Sau khi kết thúc giai đoạn này thì bạn đã có thể xem mình là một Front-End chuyên nghiệp.

Nâng cao kỹ năng chuyên môn

Để nâng cao khả năng code và có một vị thế tốt hơn, Front-End cần trang bị cho mình kiến thức về Automated Testing. Bạn có thể bắt đầu từ các khái niệm test như mocking, stubs,..kế tiếp là Jest hay Cypress, rồi đến cách tính toán phạm vi kiểm tra.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu về Static type checkers – một công cụ giúp code dễ bảo trì và tái cấu trúc linh hoạt hơn. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các ứng dụng server-side rendering để giúp cải thiện hiệu suất hoạt động và cải thiện SEO trên các ứng dụng client rendering. Mặc dù bạn không bắt buộc phải biết về các ứng dụng này, nhưng biết về các server-side sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tối ưu hóa các ứng dụng Front-End.

Tiến tới những vị trí cao hơn

Khi đã trải qua ba giai đoạn trên thì bạn đã là một Front-End với chuyên môn cao, có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu công việc. Tuy nhiên, để tiến đến những vị trí cao hơn như các vị trí cấp quản lý thì bạn cần tiếp tục học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mới

Tóm lại, để trở thành một Front-End bạn cần trải qua một khoảng thời gian rèn luyện nghiêm túc với phương pháp đúng đắn.

Chia sẻ bởi CanThoWork

Nguồn bài viết

 

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Bài viết liên quan