5 Cấp Độ Phát Triển Nghề Lập Trình Viên

Công nghệ thông tin

| 28 tháng 5 2022

| bởi CTW.vn

image
Lập trình viên sơ cấp (Junior Developer)
  • 0-3 năm kinh nghiệm (sau khi tốt nghiệp đại học)
  • Có thể viết các script đơn giản
  • Hiểu sơ bộ về toàn bộ vòng đời của ứng dụng
  • Hiểu sơ bộ về cơ sở dữ liệu và dịch vụ ứng dụng (queues, caching…)
  • Có thể không nắm đầy đủ chi tiết của các ứng dụng phức tạp

Nhân viên Junior Developer thường thiếu kinh nghiệm, sẽ không nắm được tất cả code hoặc các tình huống khó như các lập trình viên có kinh nghiệm lâu năm.

Lập trình viên lâu năm (Senior Developer)
  • 4-10 năm kinh nghiệm
  • Có thể viết các ứng dụng phức tạp
  • Hiểu sâu sắc về toàn bộ vòng đời của ứng dụng
  • Hiểu sâu sắc về cơ sở dữ liệu và dịch vụ ứng dụng (queues, caching, …)
  • Có thể làm việc thông thạo trên các phần khác nhau của ứng dụng

Một lập trình viên lâu năm là người giỏi trong việc xây dựng toàn bộ ứng dụng quy mô, có thể thăng tiến lên vị trí lập trình viên cao cấp. Vị trí này cũng có thể là một bước đệm để thăng tiến lên vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Tuy nhiên, kiến ​​thức kỹ thuật chuyên sâu cũng rất cần thiết và thuận lợi hơn ở vị trí này.

Lead Developer hoặc Architect
  • 7-10+ năm kinh nghiệm
  • Có các kỹ năng cơ bản giống như một lập trình viên Senior
  • Lead Developer là vai trò chuyển tiếp vào chức vụ quản lý cấp trung (Mid-Level Manager).
  • Architect là một vai trò kỹ thuật thuần túy

Sau hơn 7 năm lập trình, nếu vị trí quản lý không phù hợp với thì bạn có thể trở thành một architect, đây là vị trí cao nhất trên nấc thang sự nghiệp của bạn. Architect sẽ viết code, nhưng thường xuyên thiết kế các hệ thống phức tạp được thực hiện bởi các nhóm lập trình viên senior và junior.

Một lead developer là một lập trình viên senior mà những lập trình viên junior và senior khác tìm đến để được hướng dẫn và định hướng, làm nhiều công việc tương tự như các nhà quản lý cao hơn.

Quản lý cấp trung (Mid-level Manager)
  • Chức danh này thường bao gồm Manager hoặc Director (Developer Manager, Product Manager hoặc Project Manager)
  • Là sếp của các lập trình viên và có quyền thuê hay sa thải
  • Báo cáo công việc với Senior Leader

Nếu bạn là người thích giám sát tiến độ và chú trọng về chi tiết thì việc trở thành một nhà quản lý dự án (Project Manager) là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn chú tâm về các tính năng và cải tiến sản phẩm thì trở thành nhà quản lý sản phẩm (Product Manager) là rất phù hợp

Quản lý cấp cao (Senior Leader)
  • VP, CTO hoặc CEO
  • Là sếp quản lý các cấp, họ có quyền thuê hay sa thải những người dưới quyền
  • Báo cáo công việc với Senior Leader khác hoặc với Ban giám đốc

Công việc của Senior Leader là đưa ra những quyết định cấp cao và truyền cảm hứng, giúp đội ngũ của họ có niềm tin vào sứ mệnh, đảm bảo cho tất cả mọi người trong công ty cùng theo một hướng, đảm bảo hướng đi đó đạt mục tiêu đã đặt ra.

Chia sẻ bởi CanThoWork

Nguồn bài viết
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Bài viết liên quan